Tớ nghe nói là ở Việt Nam hiện giờ thì món Nhật đang rất là phổ biến. Tớ cũng rất thích ăn món nhật, chỉ có điều là túi tiền thì hạn hẹp nên nếu muốn thỏa mãn con thèm đồ ăn Nhật bằng cách ra hàng thì chỉ có nước phá sản sớm có ngày. Trời cũng ưu ái nên cho tớ một số cái hoa tay nên tớ cũng thử vận may bằng cách điều chế món Nhật tại nhà. Một trong số món mà tớ thấy mình cũng thành công ở mức tạm được là sushi.
Với sushi thì bên cạnh việc có hải sản tươi ngon thì món gạo giấm đóng vai trò khá quan trọng. Tớ nghe nói là người nghệ nhân làm sushi thông thường mất khoảng 5 năm để có thể chế biến và tạo hình thành thục cho phần cơm trong sushi. Tớ thì chỉ có mỗi 1 năm với một vài lần nấu nên cũng chẳng thể điêu luyện được như thế. Tuy nhiên, vẫn mạo muội chia sẻ với cả làng để mong được học tập thêm.
Yêu cầu của món cơm cho sushi là hạt không bị gẫy, nát nhưng phải đủ mềm và ngấm đều gia vị. Khi ăn, có thể cảm thấy cơm hơi có vị chua (thì thế mới gọi là gạo giấm, nhưng mà ko phải là chua loét lên đâu nhé), nhưng cũng cảm thấy được vị ngọt của hạt gạo một cách tự nhiên cứ ko nên ngọt sắc thái quá của đường.
Nấu gạo
- Ngâm gạo trong nước hơi ấm khoảng 30 phút cho gạo mềm (nhớ cho thêm một chút muối). Sau đó vo gạo cho tới khi nước vo gạo trở nên trong là được. Chú ý khi vo gạo nên nhẹ tay, tránh ko để gạo bị gẫy.
- Để gạo ráo nước (hic hic, thỉnh thoảng mình cũng quên mất công đoạn này đấy. Lần nào mà quên công đoạn này là y như rằng gạo thổi lên sẽ bị lại gạo nhiều hơn)
- Cho gạo vào nồi cơm điện nấu như với gạo tẻ bình thường. Chỉ có điều là cho thêm nhiều nước để cơm sau khi nấu xong thì hơi nát một chút. Nguyên nhân là sau khi nấu thành cơm thì mình còn phải trộn cơm với hỗn hợp có đường. Khi đó, cơm sẽ bị lại gạo.
- Khi cơm gần được thì có thể cho thêm 1/2 cup rượu Sake vào. Rượu Sake giúp cho gạo dậy mùi thơm hơn và cũng một phần giúp giảm khả năng bị đau bụng khi ăn cá sống. hehe
Nước gia vị cho cơm: trong khi chờ chín cơm thì ta chuẩn bị nước gia vị trộn với cơm (thế mới thành món gạo giấm chứ)
Công thức dưới đây dành cho 2 đến 2.5 cup gạo (thể tích mỗi cup là 240 ml - đúng theo chuẩn của US nhé). Nếu là cho 2 cup thì sẽ hơi đậm một chút, còn ai thích ăn nhạt thì dùng công thức này cho 2.5 cup gạo.
- Hai thìa ăn nước nóng. Dùng nước lạnh cũng dc thôi. Nhưng nước nóng thì giúp đường tan dễ hơn
- Đường: 5 thìa cà phê
- Muối: 1 thìa cà phê. Chú ý với những ai ở Hà Lan: muối bột (Zout) bán trong siêu thị rất nặm nên đừng có ai dại dột cho 1 thìa con có ngọn nhé.
- Giấm: 4 thìa ăn
- Dầu vừng: 1 thìa ăn
Hòa lẫn tất cả các nguyên liệu trên với nhau. Vậy là xong nước trộn sushi (sushi sauce)
Trộn nước gia vị với cơm: khi cơm đã chín, xới cơm ra một cái đĩa/mâm/chảo lớn. Trộn nước gia vị ở trên với cơm. Khi trộn nên tránh để cơm bị nát mất hạt. Để cơm nguội rồi mới đem cuốn. Nếu cuốn khi cơm còn nóng/ấm thì sẽ khíên lá rong biển bị dai và chảy mồ hôi --> ảnh hưởng tới móm cá tươi cuốn cùng.
Khi cuộn cơm: có nhiều kiểu cuốn để tạo ra các hình thù khác nhau. Nguyên tắc chung đầu tiên là phải dàn gạo ra. Nên nhớ là ta dàn gạo đều ra mặt lá rong biển/củ cải muối cắt lát mỏng..., chứ không phải là miết cơm lên những mặt phẳng đấy. Sushi dù khi cuốn xong rồi, cắt ra thì ra vẫn thấy hạt gạo còn nguyên hình chứ ko bị nát như cơm nắm nhà mình.
Chúc thành công!
No comments:
Post a Comment